Những điều cần biết về nghề hướng dẫn viên du lịch

Những điều cần biết về nghề hướng dẫn viên du lịch kinh nghiem lam huong dan vien du lich tieng anh6

Hướng dẫn viên du lịch là một nghề hấp dẫn đối với rất nhiều bạn trẻ. Tuy nhiên bạn đã thực sự hiểu hết về nghề này? Hãy cùng Trường Trung cấp Nghề Du lịch Hà Nội (HHTC ) tìm hiểu những điều cần biết về nghề hướng dẫn viên du lịch.

Điều kiện hành nghề hướng dẫn viên

Để có thể hành nghề hướng dẫn viên du lịch, bạn phải được Sở Văn hóa – Thể thao – Du Lịch cấp Tỉnh, thành phố cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch.

Ngoài những điều kiện là công dân có quốc tịch Việt Nam, thường trú tại VN; có đầy đủ năng lực hành vi dân sự; không mắc những bệnh truyền nhiễm; không sử dụng chất gây nghiện thì yêu cầu bắt buộc để được cấp thẻ cho HDV nội địa và quốc tế là khác nhau.

Đối với HDV nội địa, bạn phải tốt nghiệp Trung cấp chuyên ngành HDV du lịch trở lên. Với những bạn không tốt nghiệp những chuyên ngành về du lịch thì phải có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ do cơ sở đào tạo có thẩm quyền cấp. Thẻ HDV nội địa áp dụng cho những hướng dẫn viên dẫn những đoàn khách mang quốc tịch Việt Nam đi du lịch trong nước.

Những điều cần biết về nghề hướng dẫn viên du lịch 201600dee536 5599 4052 9429 eb61dcd4979dNhững điều cần biết về nghề hướng dẫn viên du lịch kinh nghiem lam huong dan vien du lich tieng anh6

Những bạn muốn được cấp thẻ HDV quốc tế phải tốt nghiệp đại học chuyên ngành HDV du lịch trở lên. Những bạn học chuyên ngành khác, phải có thẻ HDV nội địa hoặc chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ do cơ quan có thẩm quyền cấp. Bên cạnh đó, bạn còn phải thành thạo ít nhất 1 ngoại ngữ. Thẻ HDV quốc tế cấp cho những hướng dẫn viên dẫn các tour khách có quốc tịch nước ngoài đi du lịch tại Việt Nam. Thẻ này không có giá trị khi ra nước ngoài.

Những kỹ năng hướng dẫn viên du lịch cần có

Ngoài những kiến thức về chuyên môn nghiệp vụ, để trở thành một HDV du lịch giỏi, bạn cần có những kỹ năng sau: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng xử lý tình huống, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng tổ chức, kỹ năng ngoại ngữ, kỹ năng làm chủ cảm xúc, kỹ năng quan sát.

Những điều cần biết về nghề hướng dẫn viên du lịch 201601231f8e 117a 4ebe 9a00 a8d63aec966bTất nhiên với một sinh viên mới ra trường, bạn không thể có hết và thành thạo được những kỹ năng này. Bạn sẽ có được những điều này nếu biết cố gắng học hỏi từ những HDV có kinh nghiệm, từ môi trường công việc thực tế để tích lũy kinh nghiệm cho bản thân.

Niềm vui nghề hướng dẫn viên

Nhiều người xem nghề HDV là nghề vừa làm vừa chơi. Bởi HDV du lịch được đi nhiều nơi, gặp gỡ nhiều người, ở khách sạn “nhiều sao” và thưởng thức nhiều món ăn hấp dẫn.

Những điều cần biết về nghề hướng dẫn viên du lịch 20169a1e119c e45d 4472 8e40 ef0630b71cdbChính việc dẫn khách đi tham quan, HDV cũng được đi du lịch miễn phí khắp mọi nơi, được tìm hiểu về phong tục, tập quán của những vùng đất mới. Cơ hội được gặp gỡ với nhiều người giúp HDV mở rộng được nhiều mối quan hệ, làm quen với những người bạn mới, có thể là “người bạn đời” của bạn sau này.

Hướng dẫn viên du lịch là nghề được hưởng một mức lương khá hấp dẫn. Ngoài khoản tiền lương cố định, HDV còn nhận được tiền “Tip” của du khách… Khi hướng dẫn viên đã hết lòng vì công việc thì những khoản tiền “Tip” như thế này cũng góp phần động viên tinh thần cho các HDV du lịch.

Nỗi khổ nghề hướng dẫn viên

Thời gian làm việc là một yếu tố gây khó khăn cho những HDV nữ đã có gia đình. Bởi HDV có khi phải thức dậy lúc 1 – 2 giờ sáng để đi đón khách, luôn phải xa nhà nhiều ngày nên ít có thời gian dành cho gia đình.

Nghề HDV yêu cầu lúc nào bạn cũng phải tươi cười trước mặt khách, cho nên dù tâm trạng không tốt thì khi gặp khách cũng phải tươi cười. Hướng dẫn viên còn phải chịu khá nhiều áp lực, phải chăm sóc từ miếng ăn, giấc ngủ đến chuyện sức khỏe của khách, đôi khi phải hòa giải nhiều mối quan hệ cùng một lúc.

Những điều cần biết về nghề hướng dẫn viên du lịch 2016dddf69bb f633 46da bc57 7adb7ee62508Nghề hướng dẫn viên cũng là một nghề nhiều cám dỗ. Nếu không đủ bản lĩnh thì HDV cũng dễ bị khách “cậy” tiền mà đòi hỏi những hành động khiếm nhã, thậm chí là “gạ tình”.

Chính vì những khó khăn này mà đa phần những hướng dẫn viên du lịch đều gắn bó với nghề một thời gian để “tích góp” rồi sau đó chuyển sang một bộ phận khác, làm nghề khác hoặc tự kinh doanh. Tất nhiên, nghề nào cũng có những nỗi khổ riêng, quan trọng là nếu thực sự yêu nghề thì bạn sẽ vượt qua được tất cả.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *